Quy tắc đặt tên biến, kiểu dữ liệu trong lập trình c#

Đối với người mới học lập trình nói chung và học lập trình c# nói riêng thì việc hiểu cơ chế, quy tắc đặt tên biến là việc quan trọng. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thức đặt tên biến theo chuẩn cũng như cơ chế khai báo biến, kiểu dữ liệu trong c#.

Khai báo biến trong c#

Khai báo biến là việc người lập trình khai báo chỉ ra cho máy tính cần cấp phát một vùng nhớ để lưu trữ thông tin phục vụ tính toán, so sánh, xử lý thông tin,…mà người lập trình mong muốn.

Cú pháp khai báo biến như sau:

  • [Kiểu dữ liệu] [Tên biến] = [Giá trị mặc định];

Ví dụ: Khai báo biến kiểu số nguyên để lưu tuổi của sinh viên

khai-bao-bien-csharp

Quy tắc đặt tên biến trong c#

Trong quá trình làm việc với c#, việc đặt theo đúng quy định tên biến rất quan trọng để giúp người khác đọc hoặc review code có thể dễ hiểu, nhận biết nhất. Sau đây là các quy tắc về việc đặt tên biến như sau:

  • Tên biến là một chuỗi kí tự liên tiếp không có khoảng cách, tiếng việt có dấu và chứa kí tự đặc biệt
  • Tên biến phải bắt đầu bằng kí tự không phải dạng số hoặc dấu _
  • Tên biến không được đặt trùng với từ khóa
  • Tên biến phân biệt hoa thường
  • Tên biến đặt ngắn gọn, dễ hiểu và mô tả được ý nghĩa của việc sử dụng

Kiểu dữ liệu trong c#

Trong ngôn ngữ lập trình nói chung và ngôn ngữ c# nói riêng người ta chia thành các kiểu dữ liệu khác nhau để phục vụ nhu cầu của người lập trình tùy theo mục đích sử dụng.

Kiểu dữ liệu khác nhau ở việc kích thước cấp phát vùng nhớ, việc hiểu được các kiểu dữ liệu sẽ giúp các bạn sử dụng kiểu nào đúng mục đích, tiết kiệm vùng nhớ đó là việc cần thiết.

Các nhớ đơn giản miền giá trị của từng kiểu các bạn có thể từ kích thước byte chuyển về bit sau đó đưa ra miền giá trị 2^n. Trong đó n là số bit của kiểu dữ liệu đó.

Ví dụ: Kiểu byte có kích thước là 1 b = 8 bít => Miền giá trị của nó là: 2^8 – 1 = 255;

Kiểu dữ liệu trong c#

Sau đây là chi tiết của từng kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ lập trình c#:

Kiểu Kích thước

(Byte)

Kiểu .NET tả
byte 1 Byte Không dấu (0…255)
char 1 Char Sử dụng để lưu kí tự
bool 1 Boolean Trả về giá trị true hoặc false
sbyte 1 Sbyte Có dấu (-128…127)
short 2 Int16 Có dấu (-32768…32767)
ushort 2 Uint16 Không dấu (0…65535)
int 4 Int32 -2147483647…2147483647
uint 4 Uint32 Không dấu 0…4294967295
float 4 Single -3.4 × 1038to +3.4 × 1038
double 8 Double Số thực (±5.0 × 10−324 to ±1.7 × 10308 )
decimal 8 Decimal (-7.9 x 1028 to 7.9 x 1028) / (100 to 28)
long 8 Int64 –9,223,372,036,854,775,808

to 9,223,372,036,854,775,807

Để hiểu rõ hơn về chủ đề này các bạn có thể xem video bài giảng tương ứng dưới đây:

 

Nhận xét