Mong muốn chia sẻ kiến thức lập trình cho các bạn đam mê và theo đuổi con đường lập trình Stanford tặng bạn trọn bộ video về học C# cơ bản cho người mới
Học C# được đánh giá như một “ngôn ngữ lập trình tuyệt vời nhất”, vậy hãy cùng chúng tôi xem tại sao C# lại được quan tâm nhất hiện nay và là lựa chọn của nhiều developer khi mới bắt đầu lập trình nhé!
– C# hỗ trợ lập trình có cấu trúc, hướng thành phần (component oriented), hướng đối tượng. C# là một ngôn ngữ rất đơn giản, có khoảng 80 từ khoá và với hơn mười kiểu dữ liệu dựng sẵn nhưng C# có tính diễn đạt cao.
– Trong lập trình hướng đối tượng C# hỗ trợ đầy đủ khái niệm trụ cột: đóng gói, thừa kế, đa hình…C# có những từ khoá dành cho việc khai báo lớp, phương thức (Method), thuộc tính (property) mới.
– C# hỗ trợ khái niệm giao diện, interfaces. Một lớp chỉ có thể kế thừa duy nhất một lớp cha nhưng có thế cài đặt nhiều giao diện.
– Những đặc trưng lập trình hướng thành phần cung cấp trong C# như property, sự kiện và dẫn hướng khai báo (được gọi là attribute).
Khi bạn mới bắt đầu học C# cơ bản thì có một số quy tắc đặt tên của Microsoft bạn nên để ý. Có thể thấy tất cả mã nguồn của .NET Framework, tài liệu hay các ví dụ trên MSDN đều tuân thủ quy tắc này.
1. Viết hoa và viết thường trong tên
Microsoft quy định 2 loại cú pháp:
– Pascal. Cú pháp Pascal viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ. Ví dụ: ProductName, PascalCasing.
– Lạc đà (camel). Cú pháp lạc đà tương tự như cú pháp Pascal nhưng viết thường chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên. VD: productPrice, camelCasing
2. Quy tắc chung
*Lựa chọn từ ngữ để đặt tên:
-Sử dụng từ ngữ dễ hiểu.
– Ưu tiên từ ngắn gọn, dễ đọc.
– Không sử dụng dấu gạch dưới, dấu gạch ngang hoặc bất kì kí tự đặc biệt nào khác.
– Không sử dụng cú pháp Hungary (VD: strProductName). Cú pháp Hungary sử dụng tiền tố là kiểu dữ liệu của biến. Cách đặt tên này có lẽ được sinh ra từ một số ngôn ngữ lập trình như Visual Basic, VBScript và thường thấy trong cách viết code của một số lập trình viên 8x đời đầu. Ngày nay do dự phát triển của ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng và các IDE đều rất mạnh mẽ nên cách đặt tên này không được khuyến cáo sử dụng.
– Tránh các tên trùng với từ khóa của ngôn ngữ lập trình.
*Chữ viết tắt và từ viết tắt
Không sử dụng từ viết tắt để đặt tên, trừ một số từ viết tắt được biết đến rộng rãi (VD: System.IO trong đó IO = InputOutput hoặc System.Web.UI trong đó UI = User Interface). Hạn chế viết tắt khi lập trình, việc viết tắt có thể bạn làm nhanh ngay lúc này nhưng sẽ cực khổ phải fix bug, maintain.
3. Đặt tên Assembly và DLL
– Sử dụng tên mô tả chung các chức năng bên trong của của Assembly (VD: System.Data)
– Nên đặt tên Assembly theo cấu trúc sau: <CompanyName>.<Component>.dll
4. Đặt tên namespace
– Sử dụng cú pháp Pascal để đặt tên namespace.
– Sử dụng tiền tố là tên công ty, tổ chức để hạn chế việc xung đột các namespace trùng tên.
– Không sử dụng tên namespace trùng với một type nằm trong namespace đó.
– Bạn nên đặt tên namespace theo mẫu sau:
<Company>.(<Product>|<Technology>)[.<Feature>][.<Subnamespace>]
5. Đặt tên class, struct và interface
– Sử dụng danh từ hoặc cụm danh từ để đặt tên class, struct. Dùng cú pháp Pascal.
– Đặt tên interface là cụm tính từ, hoặc có thể dùng danh từ hoặc cụm danh từ.
– Không sử dụng tiền tố “C” cho tên class.
– Nên kết thúc tên của class kế thừa bằng tên của class cơ sở. VD: CustomException
– Sử dụng tiền tố “I” cho tên interface. VD: IProductRepository.
6. Đặt tên phương thức, thuộc tính, field của một type
*Đặt tên phương thức:
Sử dụng động từ hoặc cụm động từ cho tên phương thức. VD: CreateProduct.
*Đặt tên thuộc tính:
– Sử dụng danh từ, cụm danh từ hoặc tính từ.
– Không sử dụng tiền tố “Get” cho tên thuộc tính. Các lập trình viên đang làm Java chuyển sang làm C# hay đặt tên kiểu này.
VD: public int Height { get; set; } thay vì public int GetHeight { get; set; }
-Có thể sử dụng các tiền tố Boolean như Is, Can, Has (VD: CanWrite, IsEnable,…)
*Đặt tên field
– Sử dụng cú pháp Pascal để đặt tên field.
– Sử dụng danh từ, cụm danh từ hoặc tính từ.
– Không sử dụng tiền tố cho tên field.
7. Đặt tên biến
– Sử dụng cú pháp lạc đà cho tên biến. VD: productName.
– Sử dụng tên mô tả được vai trò hoặc ý nghĩa của biến đó. Nếu bạn đặt tên biến kiểu toán học như x, y, z, sau một thời gian đọc lại code của mình sẽ dễ bị tẩu hỏa nhập ma.
Trên đây là một trong số những quy tắc đặt tên căn bản bạn phải biết và áp dụng trong quá trình viết code cho một dự án hoặc viết cho một module nào đó khi đi làm. Việc viết đúng các quy tắc sẽ giúp rất nhiều trong việc code nhóm, Nhóm sẽ dễ dàng tiên đoán hoặc dễ dàng hiểu được code của bạn và có cách để lắp ráp phù hợp với nhau.
Nếu bạn đang băn khoăn tìm kiếm một khóa học để theo đuổi trong lĩnh vực lập trình, khóa học lập trình C# tại Stanford là gợi ý không tồi cho bạn. Chỉ với thời gian học ngắn, người học đã có thể nắm bắt được những kiến thức nền tảng quan trọng nhất của ngôn ngữ lập trình C#, thành thạo lập trình hướng đối tượng cơ bản, có thể lập trình hoàn thiện được ít nhất 1 phần mềm Window Form ở mức độ cơ bản và triển khai tốt trên các hệ điều hành Window.
Bên cạnh đó, Stanford sẽ cung cấp loạt video hướng dẫn lập trình C# cơ bản miễn phí với các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Link video: https://goo.gl/SHCyHv
—–
STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Hotline: 0936 172 315 – 024. 6275 2212
Website: http://stanford.com.vn/