Tổng hợp trọn bộ tài liệu lập trình Java từ A tới Z

Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, đa mục đích, độc lập nền tảng được nhiều lập trình viên sử dụng vì thế mà tài liệu lập trình Java có rất nhiều

Java đại diện cho ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đầy đủ nhất và giới thiệu các lợi ích to lớn của mô hình này. Các cú pháp và thành phần của java phần lớn được kết học từ C và C++, Java đã mở rộng các khả năng của nó để hỗ trợ cách tiếp cận hướng đối tượng.

Cú pháp cơ bản:

Để viết code chương trình lập trình Java, cần lưu ý những điểm sau đây.

Phân biệt chữ HOA, chữ thường.

Tên lớp – Khuyến cáo:  Đối với tất cả các tên lớp, chữ cái đầu tiên của mỗi từ phải viết hoa, các ký tự khác viết thường. Ví dụ lớp MyFirstJavaClass.

Tên Phương thức – Tất cả các tên phương thức nên bắt đầu với một chữ viết thường, sau đó chữ cái đầu tiên mỗi từ bên trong nên được viết hoa. Ví dụ public void myMethodName().

Tên tập tin – Tên của tập tin chương trình chính xác phải phù hợp với tên lớp. Ví dụ: Giả sử “MyFirstJavaProgram” là tên lớp. Sau đó, tập tin sẽ được lưu là “MyFirstJavaProgram.java”.

public static void main (String args []) – xử lý chương trình java bắt đầu từ phương thức main() – là một phần bắt buộc của tất cả các chương trình java .

Hướng dẫn Lập trình Java cơ bản hiệu quả

Định danh Java (Java Identifiers):

Tất cả các thành phần java đòi hỏi tên. Tên được sử dụng cho các lớp, các thuộc tính và các phương thức được gọi là định danh.

Trong lập trình java có một số điểm cần nhớ về định danh. Chúng như sau:

– Tất cả các định danh nên bắt đầu với một chữ cái (A đến Z hoặc a đến z), ký hiệu tiền tệ ($) hoặc dấu gạch dưới (_).

– Một từ khóa không thể được sử dụng như một định danh.

– Quan trọng nhất là định danh là phân biệt chữ HOA, chữ thường.

– Ví dụ về các định danh hợp lệ: age, $salary, _value, __ 1_valu.

– Ví dụ về các định danh không hợp lệ: 123abc, -salary

Java Modifiers:

Có hai loại modifiers:

Modifiers truy cập: default, public, protected, private.

Modifiers không truy cập: final, abstract, strictfp

Biến Java (Java Variables):

Chúng ta sẽ thấy loại sau đây của các biến trong Java:

Các biến địa phương (local)

Biến lớp (biến tĩnh – static)

Các biến thể hiện (biến không tĩnh – non static)

Mảng Java (Java Arrays):

Mảng là đối tượng lưu trữ nhiều biến cùng loại. Tuy nhiên một mảng chính nó là một đối tượng trên heap.

Cách lập trình Java từ cơ bản tới nâng cao

Kiểu đếm được trong Java (Java Enums):

Kiểu đếm được giới thiệu trong java 5.0. Kiểu đếm được hạn chế một biến chỉ có thể nhận giá trị trong một vài giá trị được xác định trước.

Với việc sử dụng Kiểu đếm được có thể giảm số lượng các lỗi trong chương trình của bạn.

Ví dụ, nếu chúng ta xem xét một ứng dụng cho một cửa hàng nước trái cây tươi, ta có có thể hạn chế kích thước của ly nước là nhỏ, vừa và lớn. Điều này sẽ đảm bảo rằng chương trình sẽ không cho phép bất cứ ai đặt bất kỳ ly nước trái cây nào mà có kích thước khác với nhỏ, vừa và lớn.

Sử dụng dòng trống:

Một dòng chỉ chứa khoảng trắng, có thể có chú thích, được biết đến như một dòng trống và java hoàn toàn bỏ qua nó.

Thừa kế (Inheritance):

Trong java các lớp có thể được bắt nguồn từ một lớp khác. Về cơ bản nếu bạn cần tạo ra một lớp mới và bạn đã có một lớp chứa một số mã mà bạn muốn, sau đó bạn có thể tạo ra một lớp mới có các mã từ lớp mà bạn đã có.

Các lớp được thừa kế được gọi là super-class, các lớp thừa kế thì được gọi là sub-class.

Giao diện (Interface):

Trong ngôn ngữ java một giao diện có thể được giải thích như là một hợp đồng giữa các đối tượng mà trong đó mô tả rõ làm thế nào để chúng giao tiếp với nhau. Giao diện đóng một vai trò quan trọng khi nói đến khái niệm về thừa kế.

Một giao diện xác định các phương thức, mà một lớp thực thi nó (lớp con) nên sử dụng. Nhưng việc thực hiện của phương thức này là hoàn toàn nằm trong các lớp con.

Những chia sẻ trên hi vọng sẽ giúp các bạn biết thêm một số kiến thức về lập trình java. Bạn có thể tham khảo trọn bộ video học lập trình Java miễn phí từ Stanford tại đây: https://goo.gl/6kzjKG

——

STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

Hotline: 0936 172 315 – 024. 6275 2212

Nhận xét