Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt một số điểm khác biệt cơ bản giữa 2 cú pháp DELETE và TRUNCATE TABLE trong ứng dụng Microsoft SQL Server. Về mặt cơ bản thì cả 2 câu lệnh này đều giúp chúng ta xóa bỏ dữ liệu, nhưng về bản chất thì lại không phải như vậy.
Câu lệnh DELETE:
Cú pháp chung:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 |
[ WITH <common_table_expression> [ ,...n ] ] DELETE [ TOP ( expression ) [ PERCENT ] ] [ FROM ] { table_name [ WITH ( <table_hint_limited> [ ...n ] ) ] | view_name | rowset_function_limited | table_valued_function } [ <OUTPUT Clause> ] [ FROM <table_source> [ ,...n ] ] [ WHERE { <search_condition> | { [ CURRENT OF { { [ GLOBAL ] cursor_name } | cursor_variable_name } ] } } ] [ OPTION ( <Query Hint> [ ,...n ] ) ] [; ] <object> ::= { [ server_name.database_name.schema_name. | database_name. [ schema_name ] . | schema_name. ] table_or_view_name } |
Lệnh này sẽ giúp chúng ta xóa bỏ các bản ghi – Record khỏi cơ sở dữ liệu theo hàng – Row. Khi 1 bản ghi như vậy được xóa bằng DELETE, toàn bộ thành phần bên trong đều được ghi lại trong phần Transaction Log, các phần ràng buộc được kiểm tra, và bất cứ thành phần nào thừa sẽ bị xóa hoàn toàn. Bên cạnh đó, những bản ghi nếu vô tình bị xóa bằng lệnh DELETE này thì vẫn có thể được phục hồi được. Trong khi DELETE thường được dùng để xóa dữ liệu bản ghi khỏi bảng nhiều hơn khi áp dụng trong một phần dữ liệu nào đó, bên cạnh đó, câu lệnh này thường được dùng đối với những bảng dữ liệu đơn, hoặc trong trường hợp muốn xóa dữ liệu khỏi 1 bảng nào đó khi cần kết hợp với nhiều bảng có quan hệ khác. Mặt khác, việc phân quyền chức năng DELETE trên bảng chỉ được áp dụng trên những tài khoản người dùng khác nhau mà không cần phải gán ownership trên tài khoản đó. Và lệnh DELETE không thay đổi việc tự động tăng hoặc giảm số lượng cột – Column trong bảng chứa dữ liệu đó.
Cú pháp chung:
1 2 3 4 |
TRUNCATE TABLE [ { database_name .[ schema_name ] . | schema_name . } ] table_name [ ; ] |
Lệnh TRUNCATE này sẽ thực hiện việc phân bổ lại trang chứa dữ liệu trong bảng, và toàn bộ phần dữ liệu đó sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn sau khi thực hiện. Nếu xét về khía cạnh tốc độ thì TRUNCATE nhanh hơn DELETE khá nhiều dựa vào lượng thông tin được lưu lại trong phần Transaction Log, và cũng vì vậy nếu những bản ghi nào đó vô tình bị xóa bỏ thì sẽ không thể khôi phục lại được. Còn về bản chất, TRUNCATE là toán tử Data Definition Language – DDL, cũng có nghĩa rằng chúng ta cần tối thiểu ALTER TABLE hoặc phân quyền cao hơn để thực hiện. Nhưng mức phân quyền TRUNCATE TABLE lại không tồn tại. Nếu 1 bảng dữ liệu sau khi thực hiện TRUNCATE có tính năng tăng số lượng cột thì sẽ tự động được sắp xếp lại theo phần định nghĩa ban đầu. Bên cạnh đó, còn có một số hạn chế với cú pháp TRUNCATE, và không thể được áp dụng trên những bảng cụ thể như tình huống dưới đây:
– Khi bảng dữ liệu được tham chiếu bởi Index View.
– Các khóa liên kết ngoài được rút ngắn.
– Bảng dữ liệu đó được dùng để sao chép.
– Bảng thuộc về cơ sở dữ liệu đang được log.
Khi nào cần sử dụng:
Tùy vào từng tình huống cụ thể mà các bạn hãy sử dụng lệnh DELETE hoặc TRUNCATE sao cho phù hợp. Trong đó, cú pháp DELETE được sử dụng khá rộng rãi và phổ biến vì cho phép người dùng xác định rõ ràng bản ghi nào cần xóa, được kết hợp cùng với lệnh JOINS và một vài tham số khác. Khả năng ngăn chặn có thể xảy ra khi chúng ta dùng DELETE để xóa bỏ 1 lượng dữ liệu khá lớn, do vậy người dùng cần tuyệt đối cẩn thận khi thao tác. Còn lại, lệnh TRUNCATE sẽ giúp người quản trị xóa toàn bộ 1 bảng dữ liệu nào đó một cách đơn giản và nhanh chóng.
Chúc các bạn thành công!