Bài viết sau đây dành cho các Fresher hoặc Junior mới vào nghề và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm ra hướng đi cho sự nghiệp của mình. Trong bài viết này tôi có một vài kinh nghiệm dành cho các bạn:
Biết rõ thứ tự các ưu tiên và tuân thủ chúng
Mục lục
Hãy tưởng tượng bạn đang xây dựng một ngôi nhà và trong danh sách công việc bao gồm phải xây nhà vệ sinh và sơn các khung cửa sổ. Tất nhiên, tất cả mọi thứ trong danh sách đó cần phải được thực hiện và bạn sẽ phải quyết định nên làm cái nào trước. Đây có thể là một ví dụ cực kỳ ngớ ngẩn nhưng ý tưởng luôn luôn là nhận thức được những gì là quan trọng nhất tại bất kỳ thời gian cụ thể và chắc chắn rằng nó sẽ được hoàn thành.
Tránh việc giả định ngầm tưởng và đưa ra các câu hỏi rõ ràng
Bạn cần phải nhận thức được những điều bạn không chắc chắn và đưa ra những câu hỏi ngay lập tức để tránh bị mơ hồ. Ví dụ, hãy tưởng tượng ai đó yêu cầu bạn gặp nhau tại Starbucks lúc 8 giờ, sau đó bạn sẽ hỏi là 8 giờ sáng hay tối. Do đó, đừng bao giờ nhầm tưởng hay đưa bất cứ giả định nào mà hãy theo đuổi sự thật rõ ràng.
Hãy phân tích trước khi bắt đầu viết code
Khi chúng ta còn trẻ, đôi khi chúng ta háo hức thể hiện giá trị của chúng ta và bắt đầu viết code nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, đó là một cách viết code lộn xộn và đầy lỗi. Hãy định hình cấu trúc cũng như suy nghĩ cho kĩ về điều bạn muốn. Sau đó, bạn có thể bắt đầu viết code theo cách an toàn hơn.
Biết khách hàng của bạn
Tôi đã biết những người làm việc trên các hệ thống code nhưng lại không có kiến thức cũng như không quan tâm đến vấn đề mà phần mềm sẽ giải quyết. Đối với tôi, đó là những gì chúng tôi gọi là code monkey và họ sẽ nhanh chóng được thay thế bằng robot hoặc lao động rẻ hơn trong một tương lai không xa. Còn khi bạn quan tâm tới sản phẩm của mình, nó sẽ cho thấy, bạn biết cách trân trọng giá trị và cơ hội của bạn.
Làm việc theo nhóm
Đừng ngại hỏi
Tôi hiểu bạn có thể sợ bị nhìn như một kẻ dốt nát trong mắt đồng nghiệp của bạn nhưng các team giỏi thích hoàn thành phần mềm đúng deadline và ghét sự chậm trễ dù là bất cứ nguyên nhân nào. Vì vậy, họ có thể sẽ còn khó chịu hơn khi bạn không hỏi rõ và kết quả là dự án bị trì hoãn.
Tôn trọng đồng nghiệp
Đôi khi bạn có thể không đồng ý với quyết định mà leader của bạn đưa ra, và điều đó hoàn toàn bình thường, nhưng trước khi tức giận vì leader ấy sai, hãy thật bình tĩnh cố gẵng hỏi rõ lý do lẽ có những ràng buộc mà bạn không biết. Trong mọi trường hợp, chúng đều sẽ hữu ích hơn cho bạn để hiểu lí do đưa ra quyết định đó hơn là chỉ bùng ra một cơn giận dữ bởi vì ai đó không đồng ý với bạn.
Biết nghe lời, không nghe lời và né tránh đúng lúc
Tôi đã làm việc trong một dự án với tư cách là một nhà phân tích. Khi ấy leader đã đưa ra một hướng đi sai lầm nhưng tôi vẫn không thể làm gì được. Vì vậy, tôi nghe theo anh ấy nhưng vẫn có sự chuẩn bị và phòng hờ riêng. Cuối cùng, dự án bị thất bại và người lead ấy bị đuổi trong khi tôi kịp thời sửa chữa nhờ đã có chuẩn bị trước. Bài học ở đây là nếu bạn không phải người nắm quyền thì đừng tỏ ra chống đối khi chưa có chỗ dựa vững chắc. Thay vào đó, hãy thuận theo chiều gió và có sự chuẩn bị riêng cho mình
Trả lời email thường xuyên
Khi đã lên cao thì bạn sẽ nhận ra rằng mình không còn phải code nhiều nữa. Thay vào đó, gần như việc check email cũng như trả lời với nhiều đối tác và đồng nghiệp khác nhau sẽ chiếm lấy phần lớn quĩ thời gian của bạn. Vì vậy, hãy tập thói quen liên tục update thông tin và check mail, nó sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề nhanh nhất có thể.