Kiểu dữ liệu, toán tử và cấu trúc lập trình trong java

Đối với những người mới học lập trình java thì việc hiểu những kiến thức về kiểu dữ liệu, toán tử và cấu trúc lập trình trong java là hết sức cần thiết và quan trọng. Nó quyết định đến việc liệu bạn có thể trở thành một lập trình viên java trong tương lai hay không. Do vậy các bạn khi hiểu các khái niệm tôi đưa ra trong bài viết này thì các bạn hãy dành thời gian để thực hành để hiểu rõ bản chất hơn nữa.

Khai báo biến trong Java

Khai báo biến là việc chỉ ra cho máy tính cần cấp phát một vùng nhớ để lưu trữ thông tin phục vụ công việc, tính toán của người lập trình.

Ví dụ:
//Khai báo 1 biến để lưu trữ tuổi của sinh viên
int tuoiSinhVien = 25;
– Cú pháp khai báo:
[Kiểu dữ liệu] [Tên biến] = [Giá trị khởi tạo, mặc định nếu có];
– Quy tắc đặt tên biến:
+ Tên biến là 1 chuỗi kí tự liên tiếp, không có khoảng cách, không có kí tự đặc biệt
+ Tên biến không bắt đầu bằng kí tự số
+ Tên biến phân biệt hoa thường

+ Tên biến không được đặt trùng với từ khóa
+ Tên biến đặt sao cho dễ nhớ và mô tả được ý nghĩa sử dụng
=> Java code Convention: Chữ đầu viết thường, còn các chữ khác từ đầu được viết hoa.

Kiểu dữ liệu trong java

Các kiểu dữ liệu trong java khác nhau ở việc kích thước cấp phát vùng nhớ để lưu trữ thông tin. Tùy theo từng mục đích công việc, cách thức lưu trữ mà người lập trình có thể sử dụng các kiểu dữ liệu khác nhau như sau:

Kiểu dữ liệu trong java

Kiểu Kích thước (byte) tả
byte 1 Giá trị từ -128 đến 127,giá trị mặc định là 0, ví dụ: b = 125;
short 2 Giá trị từ -32,768 đến 32,767, ví dụ: short s = 1000;
int 4 Giá trị từ – 2,147,483,648 đến 2,147,483,647, ví dụ: int a = 2000;
long 8 Giá trị từ -2^63 – (2^63 -1), ví dụ: long a = 100000L;
float 4 ví dụ: float f1 = 234.5f
double 8 ví2 dụ: double d1 = 123.4
boolean 1 Kiểu trả về true, false
char 1 Mã kí tự dang Unicode, ví dụ: char letterA =’A‘, với Unicode cần 2 byte

Để rõ hơn về quy tắc đặt tên biến, kiểu dữ liệu trong java các bạn có thể xem video bài giảng sau đây:

Cấu trúc điều kiện if else trong java

Là cấu trúc kiểm tra điều kiện nếu biểu thức điều kiện đúng thì thực hiện trong if ngược lại nếu có else thì thực hiện trong else.

Cấu trúc điều kiện if else trong java

Ví dụ: Trong thực tế chúng ta có thể nói những câu như sau:

+ Nếu hôm nay trời mưa thì ở nhà còn không sẽ đi chơi hồ hoàn kiếm

+ Nếu tôi kiếm được nhiều tiền tôi sẽ mua nhà ở hà nội

Với ngôn ngữ này con người chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được. Tuy nhiên máy tính sẽ chỉ được hiểu được khi chúng ta mô tả như sau:

if(trời mưa)

{

//Công việc: Ở nhà

}

else

{

//Công việc: Đi chơi hồ hoàn kiếm

}

if(tôi kiếm được nhiều tiền)

{

//Công việc: Tôi sẽ mua nhà ở hà nội

}

Để hiểu rõ về khối kiến thức đầu tiên quan trọng này với những người mới học lập trình java các bạn có thể xem bài giảng theo video dưới đây:

 

Nhận xét