Cụm từ huyền thoại “Hello World” đã ra đời như thế nào?

Nó đơn giản là một chương trình máy tính, làm cho máy tính hiển thị cụm từ “Hello world”. Đây cũng là chương trình đầu tiên giúp developers kiểm tra hệ thống. Khi nhìn thấy hai từ đó hiển thị trên màn hình, điều đó có nghĩa code của họ có thể biên dịch, nạp và chạy thành công.

Bài kiểm tra này như một cách để thông báo rằng có thể bắt đầu lập trình trên hệ thống. Trải qua hàng thập kỷ, nó trở thành một truyền thống lâu đời của các deverlopers khi bắt đầu một ngôn ngữ mới hay trong một môi trường làm việc mới. Dưới đây là nguồn gốc tại sao cụm từ này trở nên nổi tiếng trong lịch sử lập trình:

Hello-World

 

Cụm từ “Helllo World” bắt nguồn từ đâu?

 

“Hello World” được sử dụng đầu tiên bởi Brian Kernighan, tác giả của C Programming Language, năm 1978. Ông lần đầu đề cập “Hello World” trong tiền thân của sách Ngôn ngữ lập trình C, A Tutorial Introduction to the Programming Language B – Hướng dẫn ngôn ngữ lập trình B, được xuất bản năm 1973.

main( ) {

extern a, b, c;

putchar(a); putchar(b); putchar(c); putchar(’!*n’);

} a ’hell’;

b ’o, w’;

c ’orld’;

Thật không may, chính bản thân huyền thoại cũng không thể chỉ ra khi nào hay tại sao ông chọn cụm từ “Hello World”. Trong cuộc phỏng vấn với Forbes India, khi được hỏi điều gì đưa ông đến ý tưởng cho cái tên đó , ông đã nói “ Những gì tôi nhớ là tôi đã xem một bộ phim hoạt hình về một con gà và một quả trứng, con gà đã nói “Hello World” ”.

Sẽ không có gì bàn cãi nếu ta xem “Hello World” đại diện cho sự ra đời của lập trình như một hiện tượng có sức ảnh hưởng lớn đến mọi người, đặc biệt là developer.

Vào thời điểm đó, cả Kernighan và đồng nghiệp Dennis Ritchie, tác giả chính thức của ngôn ngữ C, cũng không thể tưởng tượng ra sự ảnh hưởng phi thường của ngôn ngữ C và cuốn sách hướng dẫn đó đối với giới lập trình hiện nay. Điều thú vị là những ý tưởng này chỉ là một dự án nghiên cứu trong Bell Labs, thuộc chi nhánh nghiên cứu và phát triển của AT&T.

Mặc dù không ai có thể giải thích một cách khoa học tại sao “Hello World” trở nên phổ biến cực kỳ rộng rãi nhưng chương trình “Hello World” lại đánh dấu một bước chuyển lớn trong lịch sử của ngành lập trình. Hãy cùng nhìn lại bối cảnh lịch sử thời bấy giờ.

 

Hãy bắt đầu từ Giai đoạn “phôi thai”

 

Thật khó tưởng tượng ngày hôm nay, nhưng trước khi “Hello World” được xuất bản trong cuốn sách của Kernighan, máy tính lại mang một ý nghĩa tiêu cực trong công chúng trước những năm 1970. Chúng là những cỗ máy lớn, cực kỳ chậm chạp, chiếm diện tích toàn bộ căn phòng và cần phải được bảo trì “chu đáo” bởi các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Thực tế, trước những năm 70, các nhà khoa học máy tính đã lập trình bằng cách sử dụng một đống thẻ được đục lỗ chồng lên nhau.

Mọi người thường coi máy tính là thiết bị không thể chạm tới, phức tạp và chỉ dành riêng cho giới học thuật, ngành quốc phòng hoặc chính phủ. Thực tế, những người cống hiến cả cuộc đời họ cho ngành khoa học máy tính đã làm việc chăm chỉ để vượt qua sự kỳ thị này. Thật không thể tin được khi nghĩ họ đã đưa máy vi tính tiến xa đến thế nào, ngày nay một số người thậm chí cảm thấy lo lắng khi không có những thiết bị cá nhân bên cạnh.

Một trong những ứng dụng nổi tiếng đưa máy tính đến thành công như ngày nay là khi máy tự động tính toán được đưa về Mỹ năm 1890 với hơn 60 triệu người dân Mỹ. Vào những năm 1940, máy tính Bombes và Colossus đã giải mã các mật mã của Đức trong thế chiến thứ II.

Những năm 1950, lần đầu tiên ra mắt máy tính thương mại, như Zuse 3 và UNIVAC, cho các tính toán số học, tuy nhiên bạn sẽ phải trả hàng triệu đô la để sở hữu nó.

Mãi cho đến khi ngôn ngữ C ra đời thì “Hello World” mới thực sự bùng nổ.

Hello-World-1

“HELLO WORLD” – Thời đại lập trình đã đến

 

Một trong những chất xúc tác chính tạo nên sức ảnh hưởng mạnh mẽ của “Hello World” là sự ra đời của PDP-11, một trong những thành công đầu tiên trong thương mại của máy vi tính. Tổng công ty thiết bị kỹ thuật số (DEC) đã bán được hơn 600.000 chiếc PDP-11 với giá khoảng 10.000 USD mỗi chiếc, thấp hơn rất nhiều so với hàng triệu máy tính thông thường. Thêm vào đó, loạt sản phẩm PDP-11 cấu trúc 16-bit hoạt động không cần thẻ bấm. Đây là lần đầu tiên bạn có thể nói chuyện trực tiếp với máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.

Hệ điều hành C và Unix lần đầu tiên phổ biến nhờ vào PDP-11. Dẫn theo sự bùng nỗ trong ngành thương mại máy tính được hỗ trợ ngôn ngữ lập trình C, thúc đẩy hàng ngàn người đọc 200 trang sách về Ngôn Ngữ Lập Trình C này. Việc này một lần nữa đẩy mạnh sức ảnh hưởng “Hello World”.

Có rất nhiều chương trình cơ bản khác để bắt đầu lập trình được ra mắt nhưng đến hiện nay “Hello World” vẫn là lựa chọn hàng đầu của các fresher. Gần như tất cả lập trình viên đều nằm lòng bài tập đầu tiên “Hello World”. Đối với mỗi lập trình viên khi vượt qua rào cản với cụm từ “Hello World” một cách thành công đều có cảm giác như vừa trải qua một khoảnh khắc lịch sử trong đời!

Nguồn: Sưu tầm

Nhận xét